Lịch sử hình thành và phát triển

Thời kỳ tiền thân

Ngày 1 tháng 10 năm 1976, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Trường cán bộ quản lý giáo dục.

Năm 1977, Hiệu trưởng GS Nguyễn Ngọc Quang quyết định thành lập Tổ Cán bộ giảng dạy gồm giảng viên tất cả các bộ môn.

Năm 1979, Tổ bộ môn Quản lý Trường và tổ bộ môn Quản lý Ngành ra đời.

Năm 1983, Tổ bộ môn Lý luận quản lý giáo dục ra đời.

Năm 1990, do sự hợp nhất 3 đơn vị theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo, Trường Cán bộ quản lý giáo dục được đổi tên thành Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo. Từ bộ môn Quản lý Trường và bộ môn Quản lý Ngành đã phát triển thành Khoa Nghiệp vụ quản lý GD-ĐT (gọi tắt là Khoa Nghiệp vụ quản lý), gồm các bộ môn:

  • Bộ môn Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục
  • Bộ môn Tổ chức và cán bộ giáo dục
  • Bộ môn Chỉ đạo dạy học
  • Bộ môn Hành chính trong quản lý giáo dục
  • Bộ môn Kiểm tra và thanh tra giáo dục

Đến năm 1998, các Khoa được củng cố và sắp xếp lại. Trường có 3 khoa: Khoa Các khoa học cơ bản (gọi tắt là khoa Cơ bản); Khoa cơ sở lý luận của quản lý giáo dục và đào tạo (gọi tắt là khoa Cơ sở) và khoa Nghiệp vụ quản lý giáo dục và đào tạo (gọi tắt là khoa Nghiệp vụ). Khoa Cơ sở và Khoa Nghiệp vụ là tiền thân của khoa Quản lý hiện nay.

Trong đó, Khoa Nghiệp vụ gồm các bộ môn sau:

  • Bộ môn Kế hoạch và Tài chính
  • Bộ môn Chỉ đạo quá trình giáo dục – đào tạo
  • Bộ môn Thanh tra, kiểm tra và tổ chức nhân sự
  • Bộ môn Hành chính tổng hợp

Khoa Cơ sở gồm các bộ môn sau:

  • Bộ môn Lý luận quản lý giáo dục
  • Bộ môn Quản lý hành chính nhà nước
  • Bộ môn Hệ thống và bộ máy quản lý giáo dục
  • Bộ môn Thông tin quản lý giáo dục

Thời kỳ từ 2006 đến nay

Ngày 4 tháng 3 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ quyết định số 501/QĐ-TTg thành lập Học viện Quản lý giáo dục trên cơ sở Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo. Giám đốc Học viện đã quyết định thành lập Khoa Quản lý (trên cơ sở Khoa Cơ sở và Khoa Nghiệp vụ), bổ nhiệm PGS.TS Hà Thế Truyền làm trưởng khoa, ThS. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh làm phó trưởng khoa; với những Bộ môn sau:

  • Bộ môn Khoa học quản lý
  • Bộ môn Khoa học Hành chính
  • Bộ môn Quản lý giáo dục
  • Bộ môn Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục
  • Bộ môn Kinh tế học giáo dục

Và Bộ phận Văn phòng

Trải qua quá trình phấn đấu, phát triển và trưởng thành đội ngũ cán bộ của Khoa không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng. Năm 2010 khoa chỉ có 21 cán bộ giảng viên (trong đó trình độ: PGS.TS: 01; TS: 02; Th.S: 12, CN: 06) đến nay (4/2019), Khoa đã phát triển với số lượng 27 cán bộ, giảng viên (trong đó có 02 Phó giáo sư, GVCC; 08 Tiến sĩ; 10 NCS và  06 Thạc sỹ, 01 cử nhân). Nếu tính cả giảng viên kiêm nhiệm thường xuyên thì hiện nay khoa có 35 CB, GV.

Trải qua quá trình phấn đấu, phát triển và trưởng thành đội ngũ cán bộ của Khoa không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng. Năm 2010 khoa chỉ có 21 cán bộ giảng viên (trong đó trình độ: PGS.TS: 01; TS: 02; Th.S: 12, CN: 06) đến nay (4/2019), Khoa đã phát triển với số lượng 27 cán bộ, giảng viên (trong đó có 02 Phó giáo sư, GVCC; 08 Tiến sĩ; 10 NCS và  06 Thạc sỹ, 01 cử nhân). Nếu tính cả giảng viên kiêm nhiệm thường xuyên thì hiện nay khoa có 35 CB, GV.

Về tổ chức Đảng, khoa là 1 chi bộ độc lập, với 12 đảng viên (trong đó có 1 đảng viên dự bị). Với Ban chỉ ủy gồm 03 đồng chí, Bí thư chi bộ là đồng chí Trịnh Văn Cường.

Công đoàn bộ phận Khoa là một đơn vị cơ sở của Công đoàn Học viện, Ban chấp hành công đoàn bộ phận có 3 đồng chí, chủ tịch Công đoàn là đồng chí Trần Thị Hạnh Hiệp

Trong tiến trình phát triển, do có sự biến động về đội ngũ giảng viên, năm 2012, khoa đã tiến hành kiện toàn cơ cấu tổ chức. Theo đó, cho đến thời điểm hiện tại ngoài bộ phận văn phòng, Khoa có 4 Bộ môn, bao gồm:

(1) Bộ môn Hành chính – Pháp luật

(2) Bộ môn Khoa học quản lý

(3) Bộ môn Khoa học Quản lý giáo dục

(4)  Bộ môn Kinh tế học Giáo dục

          Lãnh đạo khoa hiện nay có:

  1. Trịnh Văn Cường, phó trưởng khoa phụ trách khoa,
  2. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, phó trưởng khoa
  3. Đặng thị Minh Hiền, phó trưởng khoa

Để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn mới, khoa đã quan tâm đến công tác phát triển đội ngũ giảng viên.

Đội ngũ giảng viên của khoa 100% có trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có 07 giảng viên có trình độ Tiến sỹ và 09 giảng viên trẻ đang theo học chương trình đào tạo Tiến sỹ. Đây sẽ là đội ngũ kế cận xứng đáng, là lực lượng nòng cốt của Khoa trong những năm sắp tới và là minh chứng cho tầm nhìn xa của các thế hệ lãnh đạo Khoa trong các năm qua.

Bước phát triển quan trọng về chất còn thể hiện ở ngành đào tạo. Từ chỗ chỉ tổ chức đào tạo cử nhân 01 ngành Quản lý giáo dục. Năm 2014, khoa đã xây dựng thêm chương trình đào tạo Cử nhân ngành Kinh tế giáo dục và đến nay đã tuyển sinh đào tạo khóa thứ 5. Khoa cũng đã hoàn thành việc chuyển đổi các chương trình đào tạo từ niên chế sang hệ thống tín chỉ đúng qui định.

Tính đến thời điểm tháng 8 năm 2019, khoa đã đào tạo được 12 khóa đào tạo với hơn 2.581 sinh viên ở hai ngành Quản lý giáo dục và Kinh tế giáo dục, trong đó có 1931 sinh viên ngành QLGD đã tốt nghiệp. Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành QLGD có việc làm là 92% (theo số liệu năm 2018). Bên cạnh đào tạo đại học, Khoa cũng có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác đào tạo sau đại học của Học viện với 10 khóa đào tạo tiến sĩ Quản lý giáo dục (tổng số 82 NCS, trong đó số đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tính đến tháng 5/2019 là 11); 20 khóa đào tạo thạc sĩ Quản lý giáo dục (với tổng số 1742 học viên; trong đó số đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tính đến tháng 5/2019 là 1289 học viên).

Cùng với xây dựng chương trình đào tạo, khoa cũng quan tâm đến việc biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập.

Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ đào tạo cử nhân ngành QLGD và Kinh tế giáo dục, khoa Quản lý còn là đơn vị nòng cốt trong phát triển các chương trình bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cho ngành. Nhiều giảng viên của Khoa là trưởng các nhóm biên soạn chương trình và tài liệu giảng dạy theo các chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Và các giảng viên này cũng trực tiếp tham gia giảng dạy các khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục cho các khóa học tại Học viện và các địa phương trong cả nước (số giảng viên của Khoa tham gia thực hiện các chương trình chiếm từ 60% đến 70% số giảng viên được huy động mỗi khóa).

 Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều giảng viên của khoa là chủ nhiệm đề tài NCKH cấp Bộ và cấp cơ sở. Trong 5 năm trở lại đây, các GV trong khoa đã và đang tham gia thực hiện 1 đề tài cấp Nhà nước, 1 đề tài cấp Bộ trọng điểm, chủ trì và tham gia 2 đề tài cấp Bộ và 15 đề tài cấp cơ sở, qua nghiệm thu đều được xếp loại khá và tốt. Khoa có nhiều đề tài NCKH của sinh viên được khen thưởng cấp Học viện và cấp Bộ.

Khoa cũng đã tổ chức được nhiều hội nghị, hội thảo khoa học, seminar góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập cho giảng viên và sinh viên.

Các cán bộ, giảng viên của Khoa cũng tích cực tham gia viết bài và báo cáo tham luận tại các hội thảo, hội nghị quốc tế do Học viện tổ chức, cụ thể:

Năm 2015, khoa đã có 10 GV có bài viết tham gia hội nghị quốc tế theo chủ đề: “Phát triển năng lực người học trong bối cảnh hiện nay”.

Năm 2016, khoa đã có 17 GV có bài viết tham gia hội nghị quốc tế theo chủ đề: “Phát triển năng lực nghề nghiệp cho Giảng viên và Cán bộ QLGD: Xu hướng Việt Nam và thế giới”

Năm 2017, khoa đã có 11 GV có bài viết tham gia hội nghị quốc tế theo chủ đề: “Phát triển năng lực CBQL giáo dục VN trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”

Năm 2018, khoa đã có 14 GV có bài viết tham gia hội nghị quốc tế theo chủ đề: “Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD trong bối cảnh Việt Nam hiện nay: Xu hướng Việt Nam và thế giới”.

Trong chặng đường hơn 40 năm qua, Khoa đã không ngừng phát triển và có những đóng góp tích cực trong sự phát triển chung của Học viện. Theo kết quả đánh giá hàng năm, cán bộ giảng viên của Khoa luôn hoàn thành tốt và xuất sắc các nhiệm vụ được giao; 100% đạt lao động tiên tiến, trong đó 14-15% đạt chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và 3% đạt chiến sỹ thi đua cấp Bộ.

Từ năm 2010 đến năm 2018 Khoa liên tục được Giám đốc Học viện tặng Giấy khen Tập thể đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen về Tập thể Lao động xuất sắc.

Tập thể cán bộ, giảng viên trong Khoa đã xây dựng được một khối đoàn kết, nhất trí, tạo nền tảng quan trọng để trên đó các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học không ngừng phát triển. Đó chính là tiền đề quan trọng cho những bước đi tiếp theo của Khoa trên con đường phát triển và hội nhập.