Cử nhân Quản lý giáo dục không phải chỉ đào tạo ra những nhà quản lý mà đào tạo nhân lực có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau. Nhưng những tố chất quản lý thì đều cần thiết cho mọi vị trí việc làm. Với thời đại hiện nay, người lao động bên cạnh các năng lực và phẩm chất chuyên môn nghề nghiệp cần có thêm những tố chất nào? Bài viết này đề cập tới các tố chất quản lý được phát triển trong đào tạo cử nhân quản lý giáo dục ở Học viện quản lý giáo dục.
Học viện Quản lý giáo dục với hơn 40 năm truyền thống bồi dưỡng và đào tạo nhân lực giáo dục, quản lý giáo dục, bên cạnh việc cung cấp hệ thống những kiến thức về khoa học giáo dục và quản lý giáo dục còn chú trọng phát triển các tố chất vốn có của người học để hình thành những kĩ năng cần thiết cho người làm trong lĩnh vực giáo dục và các lĩnh vực liên quan. Hiện nay, trong tiến trình đổi mới và hội nhập, các ngành đào tạo của Học viện đều hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực cho người học, nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội. Trong đó có chương trình đào tạo cử nhân quản lý giáo dục. Bên cạnh đào tạo những cử nhân quản lý giáo dục để có thể làm việc ở nhiều vị trí việc làm khác nhau, trong vai trò chuyên viên, giảng viên hay nghiên cứu viên, đến vai trò quản lý, triển khai chương trình đào tạo cử nhân quản lý giáo dục thông qua nhiều học phần đặc thù còn chú trọng phát triển ở người học những tố chất quản lý để gia tăng sự thành công trong công việc và cuộc sống. Có thể kể đến các tố chất sau đây:
- Có tầm nhìn và dám trở nên khác biệt
Một người được đào tạo để phát triển tầm nhìn, luôn suy nghĩ trước người khác sẽ có nhiều cơ hội thành công. Do đó, mỗi người trong công việc cần biết rằng đâu là việc cần hoàn thành và cái gì phải làm được bây giờ. Một trong những chức năng của giáo dục là chuẩn bị cho tương lai của quốc gia về nhân lực lao động có trình độ. Chương trình đào tạo ngành Quản lý giáo dục của Học viện quản lý giáo dục được thiết kế đầy đủ các môn khoa học về quản lý, kĩ năng ra quyết định… nhằm hỗ trợ cho người học có được kiến thức, kĩ năng dựa trên nền tảng khoa học, giúp phát triển tối đa tiềm năng sẵn có. Sinh viên tham gia học ngành quản lý giáo dục tại học viện Quản lý giáo dục cũng được lựa chọn những học phần theo những định hướng nghề nghiệp khác nhau nhằm tạo ra sự phân hoá, không hoà lẫn nhau và chuyên sâu hơn như: Quản trị nhà trường và các cơ sở giáo dục, quản lý hành chính giáo, quản lý chất lượng giáo dục và cả chương trình dành cho những sinh viên chưa xác định lĩnh vực chuyên sâu cụ thể. Thông qua nhiều học phần đề cập đến kiến thức, kỹ năng hoạch định để triển khai các hoạt động của tổ chức, cơ sở giáo dục, quản lý sự thay đổi, giúp người học biết “nhìn xa, trông rộng” để đón bắt xu thế phát triển kinh tế- xã hội và nhu cầu, điều kiện thực tiễn của tổ chức để có thể tham gia vào xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động giáo dục phù hợp.
Ảnh: Internet
Hiện nay theo nhu cầu xã hội, nhiều cơ sở thực hiện dạy ngoại ngữ, dạy kỹ năng sống, dạy thể thao, âm nhạc, … và cả dạy làm giàu được hình thành. Theo đó, các tổ chức này đều cần nhân sự quản lý giáo dục. Hiện nay, ngành quản lý giáo dục ở nhiều nước trên thế giới đã lọt top 1 trong những ngành có thu nhập cao. Với xu thế đó, ngành quản lý giáo dục tại Việt Nam cũng dần trở thành một xu hướng mới với tầm nhìn phát triển trong lai.
- Biết phát triển các kế hoạch
Xây dựng và phát triển kế hoạch là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi người, nó thể hiện tính khoa học, chuyên nghiệp và tư duy mạch lạc. Biết xây dựng kế hoạch và phát triển kế hoạch tốt là đã thành công tới hơn 50%.
Tại Học viện quản lý giáo dục, chúng tôi không chỉ đào tạo ra những cử nhân quản lý giáo dục tương lai có thể hệ thống hoá và phân tích được kiến thức cơ bản về khoa học quản lý giáo dục, tâm lý học lãnh đạo, quản lý, mà còn có thể hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục, phát triển tư duy logic và kinh tế vào triển khai các hoạt động ở cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu, tổ chức giáo dục hoặc các bộ phận đào tạo, bồi dưỡng nhân sự của các doanh nghiệp và các lĩnh vực liên quan. Vận dụng được các kiến thức về khoa học quản lý, khoa học quản lý giáo dục, kinh tế giáo dục, nhà nước và pháp luật, khoa học dự báo, lý thuyết hệ thống, thống kê,… để lập kế hoạch phát triển giáo dục, kế hoạch hoạt động và triển khai các hoạt động trong công việc và cuộc sống.
Ngoài kiến thức, mọi sinh viên được đào tạo ngành Quản lý giáo dục còn có được kĩ năng thực hiện các hoạt động tác nghiệp theo ngành đào tạo như: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động trong tổ chức; Xây dựng và tổ chức triển khai được quy trình công việc cụ thể trong cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục, viện nghiên cứu, tạp chí khoa học chuyên ngành, các bộ phận đào tạo, bồi dưỡng nhân sự của các doanh nghiệp và các lĩnh vực liên quan.
- Tập trung vào cơ hội
Là một nhân sự giỏi thì họ luôn coi sự thay đổi đó chính là cơ hội cần nắm bắt hơn là mối đe dọa nguy hiểm. Vì họ luôn biết trở ngại không bao giờ vượt quá cơ hội cả. Một nhân sự giỏi là phải biết tận dụng những cơ hội lớn một cách triệt để chứ không phải là e ngại rồi sợ hãi rằng chắc chắn sẽ không làm được.
Ở Học viện quản lý giáo dục, các sinh viên được đào tạo để thích ứng với sự thay đổi thông qua rất nhiều các học phần có tính thực tiễn cao như: khoa học dự báo giúp dự báo tương lai 1 cách khoa học, học phần quản lý sự thay đổi để biết cách thích ứng và thậm chí tạo ra sự thay đổi để dẫn dắt tổ chức chiếm được ưu thế trong mọi hoàn cảnh thay đổi. Những câu lạc bộ cũng được hoạt động sôi nổi và hiệu quả giúp hỗ trợ cho sinh viên có những kĩ năng mềm cần thiết để sẵn sàng cho mọi cơ hội có thể xảy tới như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng tư duy sáng tạo trong giải quyết công việc, …
- Biết cách tạo động lực cho bản thân và người khác
Một nhân sự giỏi là chính là người luôn xác định mục tiêu rõ ràng, có khả năng hợp tác trong công việc; Để hoàn thành nhiệm vụ được giao không phải chỉ biết tạo động lực cho mình mà còn là người biết tạo động lực cho người khác để cùng nhau nỗ lực đạt mục tiêu chung.
Học viện quản lý giáo dục với nhiều năm kinh nghiệm trong đào tạo và bồi dưỡng nhân lực về giáo dục và quản lý giáo dục. Trong đào tạo cử nhân quản lý giáo dục đặc biệt chú trọng tới trang bị hệ thống kiến thức và kĩ năng quản lý nói chung và kiến thức quản lý nhân sự, tạo động lực làm việc nói riêng. Những hệ thống kiến thức và kĩ năng này được lồng ghép vào rất nhiều các học phần bắt buộc trong chương trình như: Khoa học quản lý đại cương, khoa học quản lý giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và quản lý nhân sự trong giáo dục, tâm lý học quản lý…
Nếu bạn đã có hoặc muốn phát triển thêm những tố chất như trên, hãy đến với ngành Quản lý giáo dục của Học viện quản lý giáo dục. Sau khi ra trường, rất nhiều cơ hội làm việc cho các bạn tại các vị trí như:
– Chuyên viên tham vấn học đường, hành chính, giáo vụ, đào tạo, nhân sự, thanh tra, khảo thí, kiểm định chất lượng, công tác học sinh sinh viên, thư ký hội đồng trường, phụ trách thiết bị giáo dục tại các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục (chuyên viên văn phòng; chuyên viên quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học; chuyên viên quản lý học sinh, sinh viên; chuyên viên phòng đào tạo, phòng đảm bảo chất lượng, phòng thanh tra giáo dục, phòng tổ chức cán bộ,…), nhà trường, cơ sở giáo dục (trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên, trung học dạy nghề, cao đẳng, đại học); cơ sở giáo dục cộng đồng (trung tâm học tập cộng đồng), viện nghiên cứu, cơ quan quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan quản lý giáo dục của các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể), các tạp chí khoa học giáo dục, quản lý giáo dục hoặc các bộ phận đào tạo, bồi dưỡng nhân sự của các doanh nghiệp và lĩnh vực liên quan.
– Cán bộ quản lý hành chính, đào tạo, nhân sự, kỹ thuật thiết bị giáo dục cấp phòng chức năng, đơn vị trực thuộc tại các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, quản lý nhà trường và cơ sở giáo dục, tổ chức giáo dục hoặc các bộ phận phụ trách đào tạo, bồi dưỡng nhân sự trong các doanh nghiệp và lĩnh vực liên quan.
– Chuyên viên về hành chính, đào tạo, nhân sự có thể tham gia xây dựng và triển khai các dự án giáo dục và các tổ chức có liên quan.
– Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa, giáo dục trong các cơ quan chính quyền các cấp (tỉnh, huyện, xã) và các tổ chức văn hóa giáo dục ở cộng đồng
– Cán bộ nghiên cứu quản lý và điều hành các dự án khoa học giáo dục; nghiên cứu khoa học quản lý và quản lý giáo dục ở các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan tham mưu hoạch định chiến lược quản lý xã hội nói chung và phát triển giáo dục nói riêng.
– Giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực quản lý giáo dục tại cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, viện nghiên cứu,…trong và ngoài ngành Giáo dục – đào tạo.
Để biết thêm thông tin chi tiết, các bạn có thể tham khảo thêm về ngành quản lý giáo dục tại naem.edu.vn nhé!
– Khoa Quản lý –
Nhà trường có hệ văn bằng 2 ngành quản lý giáo dục k ah