Nguyễn Văn Trọng – Hành trình từ cử nhân Quản lý giáo dục đến ông chủ thương hiệu thời trang công sở Loza

Chắc hẳn nhiều người sẽ bất ngờ khi biết rằng người sáng lập và quản lý, phát triển thương hiệu thời trang công sở Loza là một cựu sinh viên khóa 1 ngành Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục – Nguyễn Văn Trọng.

Chàng sinh viên ngành Quản lý giáo dục ngày đó là một người điềm tĩnh, nghiêm túc trong học tập. Ngoài những giờ học quản lý, anh say sưa với niềm đam mê nghiên cứu về công nghệ thông tin, anh đã tự xây dựng, phát triển website cộng đồng và blog để kiếm doanh thu từ quảng cáo Google Adsense.

Từ những kiến thức về công nghệ thông tin, anh đã tìm hiểu các xu hướng, thị hiếu theo dữ liệu từ khoá, anh suy luận theo thực tế về nhu cầu khách hàng theo thời gian thực tiễn, dần có thêm những kiến thức quý giá về thương mại điện tử. Đây có lẽ là tiền đề quý giá giúp anh khởi nghiệp thành công.

Năm 2013, Trọng bắt đầu tìm hiểu kinh doanh quần áo thời trang với số vốn chưa tới 20 triệu đồng, không cửa hàng, chỉ bán hàng online trên website tự lập, chọn lọc nhập những sản phẩm phù hợp nhất cộng với lợi thế khá am hiểu về thương mại điện tử nên việc bán hàng online khá thành công. Loza được “ra đời” từ đó.

Tới 2014, Loza có một cửa hàng khang trang trên đường Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội. Việc kết hợp bán hàng online với bán hàng trực tiếp tại cửa hàng giúp Loza tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, tiếng tăm vang xa hơn.

Đầu 2016,  Công ty TNHH Loza Việt Nam chính thức được thành lập đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ về chiến lược kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu. Công ty cũng đưa vào hoạt động cơ sở sản xuất đầu tiên với khoảng 100 công nhân lành nghề và quản lý sản xuất giàu kinh nghiệm.

Tới năm 2020, bên cạnh kênh thương mại điện tử, Loza đã có các showroom tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và hơn 30 đại lý độc quyền trên cả nước.

Ngoài thế mạnh chủ lực là bán lẻ, Loza còn cung cấp đồng phục công sở thiết kế cho nhiều trường học, cơ quan, doanh nghiệp. Phân khúc khách hàng cũng ngày càng được mở rộng với những phân dòng sản phẩm đa dạng.

Chia sẻ về những khó khăn khi kinh doanh trong lĩnh vực mình không được đào tạo, anh cho rằng: “Khởi nghiệp ở lĩnh vực nào cũng đầy thách thức và có thể thất bại, nhất là khi khởi nghiệp trái ngành được đào tạo. Tôi được đào tạo về Quản lý giáo dục, dù không hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nhưng những kiến thức về quản lý, về kinh tế, marketing… học được từ Học viện Quản lý giáo dục đã giúp tôi khởi nghiệp, điều hành và phát triển công ty TNHH Loza được như ngày hôm nay”.

Như vậy, dù làm việc trái ngành được đào tạo nhưng anh Trọng vẫn rất thành công và sự thành công đó được góp phần không nhỏ từ những kiến thức, kỹ năng trong chương trình đào tạo của Học viện Quản lý giáo dục./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *