Mùa thi đang gần đến, ngày chốt hồ sơ đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học đã cận kề rồi, nên các bạn học sinh 2K3 hẳn là rất “đau đầu“ trong việc lựa chọn ngành học sao cho phù hợp và thông minh. Chúng tôi đã tìm hiểu một số câu hỏi thường được các bạn thí sinh đặt ra khi cân nhắc lựa chọn ngành học và bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp những câu hỏi đó với những minh họa từ ngành Kinh tế, một ngành đã, đang được các bạn thí sinh yêu thích và lựa chọn hàng đầu làm ngành học tương lai của mình.
- Học tập và làm việc trong lĩnh vực Kinh tế đòi hỏi những tố chất gì?
Đây luôn là câu hỏi đầu tiên được nhiều bạn thí sinh đặt ra khi đứng trước sự lựa chọn. Các bạn thường băn khoăn về việc ngành mình chọn có phù hợp với năng lực, đặc trưng tính cách của mình không. Để học tập và làm việc trong ngành Kinh tế thì bạn cần có những tố chất sau:
- Có tư duy logic, tư duy phân tích – tổng hợp
- Kỹ năng tính toán tốt
- Kỹ năng giao tiếp, thương lượng, đàm phán hiệu quả
- Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề độc lập
- Kỹ năng làm việc nhóm tốt
- Kỹ năng thích ứng với sự thay đổi
- Quan tâm, ham thích tìm hiểu các vấn đề kinh tế
- Có óc phán đoán tốt, có năng lực sáng tạo
- Ưa mạo hiểm, không ngại rủi ro
- Nhanh nhẹn, linh hoạt, kiên trì, bền bỉ
- Các vị trí việc làm phổ biến nhất đối với sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế?
Dưới đây là 7 nhóm vị trí việc làm phổ biến nhất đối với sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế:
– Kinh doanh, nghiên cứu thị trường trong các cơ quan, tổ chức: Nhân viên kinh doanh, nghiên cứu thị trường là một trong những lựa chọn phổ biến nhất của sinh viên ngành kinh tế khi ra trường. Đảm nhiệm vai trò này, bạn sẽ trở thành một bộ phận quan trọng của doanh nghiệp với các nhiệm vụ chính như xây dựng chiến lược các chiến lược kinh doanh, thúc đẩy doanh số của công ty, xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng,…để làm cơ sở cho những quyết định quan trọng trong kinh doanh. Dữ liệu thu thập được càng chính xác thì chiến lược kinh doanh lại càng hiệu quả và cơ hội thành công lại càng cao.
– Làm việc trong ngân hàng, các tổ chức tài chính: Làm việc cho các ngân hàng là lựa chọn phổ biến của rất nhiều sinh viên ngành kinh tế học ứng dụng ra trường bởi lĩnh vực này thường có mức lương cao và chế độ đãi ngộ tốt.
– Kế toán, kiểm toán: Kế toán, kiểm toán là việc làm phổ biến trong ngành kinh tế. Để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, bạn sẽ cần bảo được đào tạo sâu hơn và chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều kế toán viên xuất thân là những sinh nghiên ngành kinh tế. Với vai trò là một kế toán, bạn sẽ chủ yếu tập trung vào việc giám sát tình hình tài chính của một tổ chức, công ty, đơn vị hay thậm chí là một cá nhân. Công việc của kế toán viên về cơ bản sẽ bao gồm ghi phép, phân loại, diễn giải và trình bày thông tin tài chính.
– Tư vấn tài chính, kinh tế: Các nhà kinh tế học và chuyên gia kinh tế luôn đóng vai trò chủ chốt trong môi trường kinh doanh và tư vấn tài chính. Họ có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau trong các doanh nghiệp có quy mô lớn nhỏ khác nhau, miễn là có nhu cầu về nghiên cứu kinh tế. Đó chính là tư vấn tài chính, kinh tế.
– Phân tích dữ liệu, thẩm định rủi ro: Chuyên viên thẩm định rủi ro tài chính là người chịu trách nhiệm đánh giá và đưa ra lời khuyên về tác động của những rủi ro tài chính có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Với vốn kiến thức sâu rộng về cả kinh doanh và kinh tế, các chuyên gia thẩm định rủi ro có thể lập báo cáo và hình thành kế hoạch chiến lược để giảm thiểu những rủi ro này.
– Làm việc trong cơ quan Nhà nước: Những người có chuyên môn về kinh tế cũng được đánh giá rất cao trong các lĩnh vực chi tiêu công và tư. Họ có thể đảm nhiệm vai trò phân tích rủi ro, phân tích giá cả, cố vấn tài chính và hoạch định kinh tế. Trong lĩnh vực công, các nhà kinh tế học có thể đảm nhiệm những công việc liên quan đến thuế, giao thông, thương mại, môi trường, năng lượng và rất nhiều ngành nghề khác có liên quan đến chi tiêu công. Do những tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19 và sự suy thoái kinh tế toàn cầu, Chính phủ các nước ngày càng thắt chặt chi tiêu. Điều này đã khiến cho nhu cầu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế trong lĩnh vực công ngày càng cao.
– Nghiên cứu, giảng dạy: Với vai trò là nhà kinh tế học, bạn sẽ được tham gia vào công tác nghiên cứu, giảng dạy và phân tích dữ liệu, thực trạng, xu hướng phát triển kinh tế. Những người đảm nhiệm vai trò này thường có trình độ sau Đại học. Họ cũng cần phải có đủ kiến thức chuyên môn và rèn luyện sự tự tin trong việc đưa ra các dự báo và báo cáo kinh tế. Khách hàng của các nhà kinh tế học thường là các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tài chính hoặc cơ quan công quyền cần tìm lời khuyên về xây dựng chính sách hay phát triển chiến lược kinh doanh. Ngoài ra, giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng về lĩnh vực tài chính, kinh tế cũng là việc làm nhiều người lựa chọn.
- Mức thu nhập của lao động ngành Kinh tế?
Kinh tế có thể nói là một trong những ngành có thu nhập cao nhất. Chẳng phải ngẫu nhiên mà ông bà ta đúc kết nên câu “phi thương bất phú”. Ở Việt Nam, mức lương khởi điểm dành cho sinh viên ngành Kinh tế mới ra trường khoảng 7- 8 triệu đồng/tháng và tăng dần theo năng lực và kinh nghiệm làm việc. Mức lương cao nhất có thể lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng với các vị trí như Giám đốc Điều hành (khoảng 700 triệu đồng/tháng), Giám đốc Tài chính (khoảng 50 – 100 triệu đồng/tháng),…
- Xu hướng nhu cầu thị trường đối với lao động ngành kinh tế?
Không chỉ mức lương cao mà cơ hội việc làm cho những người theo học ngành Kinh tế cũng rất rộng mở. Theo thống kê, ở giai đoạn hiện tại, nước ta vẫn còn thiếu khoảng trên 800,000 lao động lĩnh vực kinh tế, chỉ sau ngành công nghệ thông tin – kỹ thuật. Với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế như hiện nay thì số lượng việc làm ngành Kinh tế được dự báo sẽ còn tăng cao hơn nữa. Những người có vốn tiếng Anh tốt và am hiểu công nghệ sẽ có thể dễ dàng tìm được rất nhiều cơ hội việc làm tốt, lương cao.
Theo các báo cáo về tương lai việc làm của các diễn đàn kinh tế thế giới năm 2020, trong danh sách 20 vị trí việc làm có nhu cầu tăng cao trong 5 năm tới thì đã có đến 6 vị trí có liên quan tới ngành kinh tế như marketing kỹ thuật số, tư vấn về quản trị chiến lược dự án, hay khoa học dữ liệu phân tích kinh doanh ,…. Ngoài ra, theo báo cáo của Viện dự án Hoa Kỳ, trong khoảng 10 năm tới nhu cầu việc làm về lĩnh vực quản trị dự án (từ là nhân viên cho đến là giám đốc dự án) sẽ tăng trưởng rất nhiều, nhiều hơn so với những lĩnh vực khác. Trong 11 quốc gia khảo sát trong đó có Châu Á, trong giai đoạn 10 năm tới, mỗi năm có thể tăng thêm 2,2 triệu việc làm trong lĩnh vực này. Nếu các bạn tham gia ngành kinh tế, các bạn có nhiều cơ hội việc làm không chỉ ở trong nước mà ở cảnước ngoài, trong khu vực công cũng như khu vực tư.
Ngành kinh tế có tiềm năng phát triển rất mạnh trong những năm gần đây với nhu cầu tuyển dụng xếp vị trí thứ 2 theo báo cáo việc làm của Việt Nam Work năm 2019. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh (Falmi), đến năm 2025, nhu cầu nhân lực đã qua đào tạo chiếm 87%, trong đó nhân lực có trình độ trung cấp chiếm tỉ lệ cao nhất là 28%; kế đến là sơ cấp chiếm 21%, đại học chiếm 19%, cao đẳng chiếm 16% và trên đại học chiếm 3%. Nhu cầu nguồn nhân lực sẽ tập trung nhiều nhất ở các ngành kinh tế thuộc lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 66% tổng nhu cầu nhân lực. Tương tự, ở lĩnh vực công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 32,8% tổng nhu cầu và thấp nhất là lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp chiếm 1,2% tổng nhu cầu nhân lực.
- Khả năng thích ứng và thăng tiến của sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế?
Ngành kinh tế không hướng vào những kiến thức, kỹ năng chuyên biệt mà nhằm cung cấp cho các bạn một nền tảng lý thuyết kinh tế vững chắc, từ đó giúp hình thành cho bạn tư duy kinh tế nhanh nhạy, sắc sảo. Nhờ đó, các bạn có thể giải đáp được những vấn đề kinh tế từ vĩ mô đến vi mô, như ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến hoạt động xuất nhập khẩu, hoặc sự tham gia của một hãng tư nhân mới có ảnh hưởng như thế nào đến thị trường hàng không, hay dự đoán xem hành vi của người tiêu dùng và nhà đầu tư trong thị trường bất động sản thay đổi thế nào khi Chính phủ áp dụng cơ chế kiểm soát giá bất động sản,… Bên cạnh đó, các bạn sẽ được trang bị những công cụ và kỹ năng phân tích để đáp ứng được nhu cầu công việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu các bạn có kiến thức tốt, trang bị cho mình nhiều kỹ năng trong suốt quá trình học, thì các bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm tốt, khả năng thích ứng tốt và nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai.
Học về Kinh tế, bên cạnh lý thuyết, học các kỹ năng phân tích và xử lý số liệu, xử lý các case study..v..v thì còn được học các kĩ năng quan trọng về nghiên cứu, phân tích, điều phối thị trường, các mối quan hệ với các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế.
Vì vậy, không chỉ có cơ hội việc làm đa dạng mà sinh viên ngành Kinh tế học ra trường còn có thể thành công ở những công việc trái ngành với mức lương đáng ngưỡng mộ. Đặc điểm của sinh viên kinh tế thường là những người linh hoạt, nhanh nhẹn, kỹ năng giao tiếp tốt, am hiểu công nghệ và đặc biệt là có vốn ngoại ngữ tốt, ít nhất là tiếng Anh,… Đây đều là những kỹ năng cho phép họ có thể dễ dàng chuyển đổi , thích nghi và làm quen với một ngành nghề khác, ít nhiều không liên quan tới chuyên ngành mà mình đã được đào tạo.
NHỮNG LỢI THẾ KHI BẠN CHỌN NGÀNH KINH TẾ TẠI NAEM
Để có thêm thông tin chi tiết, các bạn có thể tham khảo các địa chỉ dưới đây: Facebook fanpage:
– Thông tin tuyển sinh Đại học chính quy 2021 – NAEM
– Khoa Quản lý – Học viện Quản lý Giáo dục
Website khoa Quản lý: https://khoaquanly.naem.edu.vn/category/tuyen-sinh/
|
– Khoa Quản lý –