Sáng ngày 25/12/2020, Khoa Quản lý – Học viện Quản lý Giáo dục đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Tạo động lực cho người dạy và người học trong bối cảnh đổi mới giáo dục”. Hội thảo có sự tham gia của GS.TS Phạm Quang Trung, Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục; PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS Trần Hữu Hoan, Phó Giám đốc Học viện, Ban lãnh đạo cùng các giảng viên, cán bộ của Khoa Quản lý; đại diện lãnh đạo của các Khoa, Phòng chức năng của Học viện; và đặc biệt là sự góp mặt của các vị khách mời, các tác giả đã gửi bài viết cho kỷ yếu.
Dưới đây là 1 số hình ảnh:
Phát biểu khai mạc, thày Phạm Quang Trung nhấn mạnh việc hội thảo mang tính hàn lâm, nhưng cần có tính thực tiễn cao để có thể thực sự ứng dụng vào thực tế.
TS. Đặng Thị Minh Hiền báo cáo tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ của Khoa năm học 2019 – 2020 và phương hướng năm học 2020 – 2021.
Tiến sĩ Trịnh Văn Cường, Phó Trưởng khoa, Phụ trách Khoa chủ trì hội thảo
Bài tham luận “”Thi ân mạc niệm – Thụ ân mạc vong” – Minh triết ứng xử trong nhà trường tạo ra động lực dạy học chân chính” của PGS. TS Đặng Quốc Bảo mang đậm tính triết lý, đòi hỏi người nghe phải suy nghĩ rất nhiều về động lực làm nghề của bản thân nói riêng lẫn đội ngũ giáo viên nói chung.
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng, Chủ tịch Hội đồng trường đưa một số ý kiến đánh giá cao chủ đề của hội thảo
TS. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh đưa một số ý kiến phản biện, đóng góp cho những tác giả tham gia hội thảo
Thạc sỹ Lê Thị Quỳnh Nga – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam – trình bày chủ đề “Kinh nghiệm Phần Lan trong việc tạo động lực nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông”.
Bài tham luận về kinh nghiệm tạo động lực cho giáo viên tại Phần Lan thực sự thu hút sự chú ý từ người nghe, tất cả những đại biểu tham gia hội thảo đều lắng nghe, đối chiếu với thực tế tại Việt Nam về việc phân công, bố trí công việc, quản lý, đánh giá lao động, lương bổng… để tạo động lực cho giáo viên.
Chủ đề “Nghiên cứu tình huống về các động lực làm việc của giáo viên trong trường phổ thông công lập tự chủ tài chính ở Việt Nam” của Tiến sĩ Nguyễn Diệu Cúc tạo sự chú ý cao tới các đại biểu có mặt tại hội thảo.
Bằng phương pháp nghiên cứu công phu và nghiêm túc, bài tham luận của TS. Nguyễn Diệu Cúc đã rút ra 4 động lực làm việc cho giáo viên tại trường phổ thông công lập tự chủ tài chính tại Việt Nam: Làm việc vì động lực kinh tế và sự an toàn của công việc; Làm việc vì sự phát triển bản thân; Làm việc vì lòng tự trọng của bản thân; Làm việc để khẳng định giá trị, bản sắc riêng của bản thân.
ThS. Đậu Thị Hồng Thắm với bài tham luận về “Các nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên ngành Quản lý giáo dục – Học viện Quản lý giáo dục”
Một số chia sẻ thực tiễn về việc tạo động lực cho giảng viên từ các cán bộ quản lý của những cấp học khác nhau trên địa bàn Hà Nội, Hải Phòng…:
Ông Hà Xuân Nhâm, hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội
Bà Trần Thị Thắng – phó hiệu trưởng trường THCS Đông Hải, Hải Phòng
Bà Nguyễn Thị Thức, phó hiệu trưởng trường tiểu học Việt Hưng, Hà Nội
Ông Nguyễn Minh Đức – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
– Khoa Quản lý –
Hội thảo có xuất bản cuốn kỷ yếu không? Nếu được có thể tôi xin qua mail được không? Trân trọng !