Sinh viên khởi nghiệp cần những gì?

Hiện nay việc sinh viên khởi nghiệp đã trở nên rất phổ biến trong xã hội. Hầu hết sinh viên khởi nghiệp từ những ý tưởng nhỏ, qua quan sát hoặc xuất phát từ sở thích của bản thân. Đa phần các ý tưởng đó không mới nhưng mỗi startup lại biết cách tạo sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Với niềm đam mê, ưa thử thách và chút máu “liều”, nhiều sinh viên hiện nay đã làm giàu ngay khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Khi thực hiện giấc mơ khởi nghiệp, một số người thành công, số khác thất bại nhưng tất cả đều cho rằng, startup – thực tế không “màu hồng” và dễ dàng như trong tưởng tượng. Vậy câu hỏi đặt ra  là: ”Sinh viên khởi nghiệp làm giàu như thế nào” ?

Để bắt đầu khởi nghiệp, điều quan trọng nhất là các sinh viên, chuẩn bị cho mình các kiến thức cần thiết, các tố chất cần thiết và tự đánh giá được điểm mạnh điểm yếu của bản thân.

1. Chuẩn bị các kiến thức cần thiết

Thứ nhất, phải chuẩn bị các kiến thức kinh doanh cần thiết.

Các kiến thức kinh doanh liên quan đến sản phẩm, thị trường, khách hàng, bán hàng, cung ứng nguồn lực. Không ai sinh ra đã có ngay các kiến thức kinh doanh cần thiết. Tất cả các kiến thức kinh doanh đều có thể được đào tạo một cách căn bản ở các trường đại học hoặc tự học trong cuộc đời. Con đường học tập ở các trường đại học thường ngắn hơn và căn bản hơn. Con đường tự học thường dài hơn song có thể tạo cho người đứng đầu doanh nghiệp độ nhanh nhạy cao hơn.

Người sẽ lập nghiệp phải có khả năng tự đánh giá mình còn thiếu kiến thức gì cần học ở đâu học khi nào?

Từ đó, người chuẩn bị lập nghiệp chuẩn bị sẵn các kiến thức cần thiết trong quá trình lập nghiệp của mình.

Thứ hai chuẩn bị các kiến thức quản trị cần thiết.

Kiến thức quản trị rất đa dạng. Vấn đề là ở chỗ người đứng đầu doanh nghiệp phải biết mình đã có gì ở mức độ nào, cái gì mình thiếu, chưa có, cái gì mình có ở trình độ khiêm tốn, cần bổ sung. Điều này cực kỳ cần thiết đối với mọi người chuẩn bị lập nghiệp.

Chuẩn bị các kiến thức cần thiết không có nghĩa là bạn phải có ngay các kiến thức đó mà phải chuẩn bị dần dần. Điều quan trọng là phải xác định được tối thiểu mình cần biết gì và phải đáp ứng trước khi khởi sự kinh doanh. Những thứ khác có thể bổ sung, có thể biết rõ để tìm kiếm sự hỗ trợ bằng con đường sử dụng nhân lực.

2. Chuẩn bị các tố chất cần thiết

Nếu người muốn khởi nghiệp đã có sẵn các đặc trưng sau: có khát vọng, động lực, kỷ luật và quyết tâm. Như vậy là bạn đã có tương đối đầy đủ tố chất của một người làm chủ, một nhà kinh doanh. Nếu còn thiếu không có cách nào khác là bạn phải tự rèn luyện mình để có.

Tự biết mình phải chịu trách nhiệm về năng khiếu chỉ huy của mình, bạn sẽ có ý thức hơn với việc phát triển năng khiếu đó.

Nhân cách của bạn góp phần ảnh hưởng tới cách ứng xử của một người làm lãnh đạo. Những tình huống phát sinh từ những hoạt động hằng ngày của bạn và từ những quan hệ của bạn với mọi người là những dịp bạn có thể nâng cao trình độ của bạn trong vai trò người lãnh đạo. Biết lợi dụng các cơ hội để biểu hiện năng lực chỉ huy của bạn trong công việc hằng ngày là cách tốt nhất để rèn luyện nghệ thuật nắm quyền hành. Bạn càng có nhiều đức tính trên đấy bao nhiêu, bạn sẽ càng có cơ hội trở thành doanh nhân bấy nhiêu.

Là người làm chủ, đứng đầu bạn phải tự xác định cho mình các mục tiêu thể hiện khát vọng của bạn và nuôi dưỡng các hy vọng thực hiện mục tiêu đã xác định. Mục tiêu càng rõ ràng bao nhiêu, bạn càng có cơ hội để đạt được bấy nhiêu. Để làm được, bạn phải hiểu rõ hiện trạng của mình, xác định cụ thể mục tiêu muốn đạt và phải dự kiến các hành động cũng như thời gian sẽ tiến hành để biến mục tiêu thành hiện thực.

Muốn là người đứng đầu, bạn phải có cái nhìn cuộc đời một cách lành mạnh. Đây chính là điều kiện giúp bạn vượt qua các thăng trầm trong bước đường kinh doanh mà không bị mất thăng bằng.

Để là người lãnh đạo, bạn phải là người có kỷ luật. Bất luận trong trường hợp nào bạn đều phải chấp hành nghiêm túc pháp luật, quy chế cũng như mọi quy định về thời gian, về hoàn thành công việc đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng… Đây không chỉ là điều kiện để bạn hoàn thành nhiệm vụ của mình mà còn làm gương cho những người khác noi theo.

Phần lớn mọi người để cho hoàn cảnh chi phối thái độ của họ nhưng là người đứng đầu doanh nghiệp , ngược lại, bạn phải ứng phó và thích nghi với hoàn cảnh.

Là một người đứng đầu, chỉ huy bạn phải biết tạo ra động cơ hành động cho nhân viên và phải chịu trách nhiệm nâng cao trình độ của nhân viên dưới quyền.

3. Đánh giá điểm mạnh, yếu của bản thân

Sau khi đã chuẩn bị các kỹ năng và tố chất cần thiết, trước khi tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, người muốn khởi nghiệp phải đánh giá xem bản thân mình có khả năng ở lĩnh vực đó như thế nào hỏi. Đây là điều kiện đầu tiên để có thể khởi sự kinh doanh thành công.

Sẽ rất có ích nếu người khởi sự kinh doanh tự đánh giá xem bản thân mình thích gì, không thích gì và có năng lực gì, cũng như không có năng lực gì liên quan đến công việc kinh doanh? Điều này không chỉ giúp người khởi sự có thể đi đến một ý tưởng kinh doanh tốt mà còn giúp anh ta biến ý tưởng kinh doanh đó thành hiện thực.

Nội dung tự đánh giá bản thân khi chuẩn bị khởi sự kinh doanh:

Thứ nhất, đánh giá những điểm mạnh.

Mỗi người đều có những điểm mạnh và những kỹ năng nào đó trong một lĩnh vực cụ thể. Những điểm mạnh sẽ là nền tảng cho một công việc kinh doanh cụ thể của người khởi sự kinh doanh.

Bản thân người khởi sự có thể đã quen thuộc với những kỹ năng của mình đến mức chúng không thể ngay lập tức xuất hiện trong đầu mình vì vậy cách tốt nhất là hãy tự đánh giá bản thân trong một vài tuần lễ xem mình có những năng khiếu gì ? Sau đó, cũng có thể kết hợp với việc hỏi những người hiểu rõ mình để biết ấn tượng của họ về những gì họ thấy bản thân mình vượt trội.

Thứ hai, đánh giá những điểm yếu

Người khởi sự kinh doanh hãy nhớ lại và liệt kê các điểm yếu của bản thân mình. Điều này có thể không dễ dàng. Hãy suy nghĩ mở rộng ra ngoài những nhược điểm đã rõ ràng. Nếu cảm thấy lúng túng, nên hỏi ý kiến của những người quen biết, đặc biệt là những người biết từ khi bản thân còn nhỏ, để xem họ có đồng tình với nhận xét của bản thân bạn không.

Thứ ba, đánh giá những kỹ năng kinh nghiệm đã tích lũy.

Dù làm việc trong bất kỳ môi trường nào, Mỗi người đều có thể tích lũy được những kỹ năng và kinh nghiệm nhất định. Để biết được các kỹ năng và kinh nghiệm của mình, bản thân người khởi sự hãy tự viết ra tất cả các công việc mà mình đã từng đảm nhiệm, hãy nghĩ đến các nhiệm vụ khác nhau mà bản thân biết cách hoàn thành. Để có danh sách kỹ năng, kinh nghiệm hoàn chỉnh nên liệt kê ít nhất 10 mục khác nhau.

Thứ tư, đánh giá những việc bản thân thích làm.

Nhà quản trị khởi sự kinh doanh hãy lập danh mục những việc bản thân thích làm. Điều này có thể không dễ dàng. Danh sách đó phải gồm ít nhất 10 việc khác nhau. Hãy suy nghĩ mở rộng ra ngoài những sở thích và những mối quan tâm này xinh tức thì trong đầu mình. Nếu cảm thấy lúng túng, bạn nên hỏi ý kiến của những người đã biết mình từ lâu để xem họ cảm thấy bản thân bạn vui sướng nhất khi bạn làm việc gì.

Phương pháp tiến hành tự đánh giá.

Để tiến hành đánh giá đúng điểm mạnh điểm yếu của bản thân người khởi sự kinh doanh cần tiến hành thận trọng, không nóng vội, đánh giá từng nội dung chi tiết theo thang điểm phù hợp. Bạn hãy gạch ra giấy những kiến thức, kỹ năng, tố chất theo phân tích phía trên, sau đó tự cho điểm từng kỹ năng cụ thể bằng cách điền số điểm thích hợp theo thang điểm từ 1 đến 10. Với điểm 1 đến 2 chỉ khả năng ở mức rất thấp, 2 đến 4 chỉ mức thấp, 4 đến 6 chỉ mức trung bình, 6 đến 8 chỉ mức cao và 8 đến 10 chỉ mức rất cao. Sau đó tính điểm trung bình ở từng lĩnh vực và tổng số điểm trung bình bản thân đạt được để đưa ra kết luận.

Nếu số điểm ở tất cả các nội dung, các mục và tổng số điểm trung bình bản thân đạt được ít hơn 4 điểm, tốt nhất là dừng ý định kinh doanh lại để tiếp tục bổ sung các kiến thức mà mình còn yếu.

Nếu số điểm ở tất cả các mục và tổng số điểm trung bình của bản thân đạt được trong khoảng 4 đến 5, người muốn khởi nghiệp gần như có thể tiến hành công việc kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn nên dành thêm thời gian để khắc phục một số điểm yếu của bản thân.

Nếu số điểm bản thân đạt được ở tất cả nội dung, các mục lớn hơn 5, người khởi sự kinh doanh đã có thể sẵn sàng bắt đầu công việc kinh doanh của mình.

Khi đã thấy mình có đủ điều kiện, người khởi nghiệp bắt đầu từ tìm kiếm ý tưởng kinh doanh và đánh giá ý tưởng để lựa chọn và chỉ khởi sự khi đã có ý tưởng kinh doanh tốt.

Nếu bạn đam mê khởi nghiệp, và bạn đã bắt đầu tự đánh giá điểm mạnh, yếu của bản thân nhưng thấy mình còn thiếu sót, chưa tự tin để sẵn sàng bắt đầu khởi nghiệp, hay bản thân bạn còn chưa biết mình phải bắt đầu từ đâu, bạn hoàn toàn có thể trang bị thêm các kiến thức và các tố chất cần thiết khi tham gia vào chương trình đào tạo cử nhân kinh tế tại Học viện Quản lý giáo dục. Đây là chương trình đào tạo chính quy với chi phí cực kỳ hợp lý. Với lợi thế là một chương trình đào tạo tổng hợp các kiến thức chuyên môn, các kỹ năng về lĩnh vực kinh tế, sinh viên học ngành kinh tế tại Học viện Quản lý giáo dục được bổ trợ tất cả các kiến thức nền tảng, cơ sở, cơ bản về ngành kinh tế, về hệ thống kinh tế vi mô và vĩ mô…, được rèn luyện các tố chất, kỹ năng cần thiết như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán, kỹ năng phân tích, đánh giá tổng hợp vấn đề một cách độc lập, kỹ năng quản trị… Sau khi được trang bị tất cả các kiến thức và kỹ năng trong chương trình đào tạo này, sinh viên tốt nghiệp có thể tự tin bước vào thị trường lao động ở các vị trí: nhân viên kinh doanh, nghiên cứu thị trường, phân tích, tư vấn tài chính, kinh tế, kế toán, kiểm toán, làm công tác nghiên cứu giảng dạy về kinh tế… hoặc sẵn sàng khởi nghiệp với ý tưởng của bản thân mình. Hãy đăng ký, nộp hồ sơ vào ngành Kinh tế tại Học viện Quản lý giáo dục và bắt đầu thực hiện giấc mơ của mình các bạn nhé!

Mùa tuyển sinh năm 2023, Học viện Quản lý giáo dục đã sẵn sàng chào đón 140 bạn trẻ cùng chí hướng và muốn khẳng định bản thân vào ngành Kinh tế với cả 2 phương thức: Xét học bạ THPT và Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 ở các tổ hợp môn A00, A01, D01, D10. Nhanh tay thôi các bạn! Hẹn sớm gặp các bạn tại Học viện Quản lý giáo dục!

Địa chỉ liên hệ: Khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục

31 Phan Đình Giót, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại : 02436648719

– Khoa Quản lý –

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *