BẠN HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC TẠI HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Cử nhân Quản lý giáo dục không phải chỉ đào tạo ra những nhà quản lý mà đào tạo nhân lực có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau. Điều quan trọng là bạn mong muốn mình phát triển theo hướng nào và chương trình đào tạo linh hoạt sẽ giúp bạn đạt được điều mình theo đuổi. Những vị trí việc làm mà bạn có thể làm sau khi ra trường:

– Chuyên viên tham vấn học đường, hành chính, giáo vụ, đào tạo, nhân sự, thanh tra, khảo thí, kiểm định chất lượng, công tác học sinh sinh viên, thư ký hội đồng trường, phụ trách thiết bị giáo dục tại các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục (chuyên viên văn phòng; chuyên viên quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học; chuyên viên quản lý học sinh, sinh viên; chuyên viên phòng đào tạo, phòng đảm bảo chất lượng, phòng thanh tra giáo dục, phòng tổ chức cán bộ,…), nhà trường, cơ sở giáo dục (trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên, trung học dạy nghề, cao đẳng, đại học); cơ sở giáo dục cộng đồng (trung tâm học tập cộng đồng), viện nghiên cứu, cơ quan quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan quản lý giáo dục của các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể), các tạp chí khoa học giáo dục, quản lý giáo dục hoặc các bộ phận đào tạo, bồi dưỡng nhân sự của các doanh nghiệp và lĩnh vực liên quan.

Cán bộ quản lý hành chính, đào tạo, nhân sự, kỹ thuật thiết bị giáo dục cấp phòng chức năng, đơn vị trực thuộc tại các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, quản lý nhà trường và cơ sở giáo dục, tổ chức giáo dục hoặc các bộ phận phụ trách đào tạo, bồi dưỡng nhân sự trong các doanh nghiệp và lĩnh vực liên quan.

– Chuyên viên về hành chính, đào tạo, nhân sự có thể tham gia xây dựng và triển khai các dự án giáo dục và các tổ chức có liên quan.

– Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa, giáo dục trong các cơ quan chính quyền các cấp (tỉnh, huyện, xã) và các tổ chức văn hóa giáo dục ở cộng đồng

– Cán bộ nghiên cứu quản lý và điều hành các dự án khoa học giáo dục; nghiên cứu khoa học quản lý và quản lý giáo dục ở các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan tham mưu hoạch định chiến lược quản lý xã hội nói chung và phát triển giáo dục nói riêng.

– Giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực quản lý giáo dục tại cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, viện nghiên cứu,…trong và ngoài ngành Giáo dục – đào tạo.

Để bạn có thể thành công trong vị trí việc làm và thăng tiến trong nghề nghiệp, chúng tôi sẽ:

1. Cung cấp nền tảng khoa học quản lý vững chắc

Trước khi bạn lựa chọn chuyên ngành chuyên sâu, bạn sẽ được đào tạo nền móng về khoa học quản lý giúp bạn khai mở những tố chất của các nhà quản lý tương lai. Chương trình đào tạo ngành Quản lý giáo dục của Học viện quản lý giáo dục được thiết kế đầy đủ các môn khoa học về quản lý, kĩ năng ra quyết định… nhằm hỗ trợ cho người học có được kiến thức, kĩ năng dựa trên nền tảng khoa học, giúp phát triển tối đa tiềm năng sẵn có.

Tại Học viện quản lý giáo dục, chúng tôi  không chỉ đào tạo ra những cử nhân quản lý giáo dục tương lai có thể hệ thống hoá và phân tích được kiến thức cơ bản về khoa học quản lý giáo dục, tâm lý học lãnh đạo, quản lý, mà còn có thể hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục, phát triển tư duy logic và kinh tế vào triển khai các hoạt động ở cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu, tổ chức giáo dục hoặc các bộ phận đào tạo, bồi dưỡng nhân sự của các doanh nghiệp và các lĩnh vực liên quan. Vận dụng được các kiến thức về khoa học quản lý, khoa học quản lý giáo dục, kinh tế giáo dục, nhà nước và pháp luật, khoa học dự báo, lý thuyết hệ thống, thống kê,… để lập kế hoạch phát triển giáo dục, kế hoạch hoạt động và triển khai các hoạt động trong công việc và cuộc sống.

2. Những lựa chọn chuyên sâu mà bạn mong muốn

Sinh viên tham gia học ngành quản lý giáo dục tại học viện Quản lý giáo dục cũng được lựa chọn những học phần theo những định hướng nghề nghiệp khác nhau nhằm tạo ra sự phân hoá, không hoà lẫn nhau và chuyên sâu hơn như: Quản trị nhà trường và các cơ sở giáo dục, quản lý hành chính giáo, quản lý chất lượng giáo dục và cả chương trình dành cho những sinh viên chưa xác định lĩnh vực chuyên sâu cụ thể. Thông qua nhiều học phần đề cập đến kiến thức, kỹ năng hoạch định để triển khai các hoạt động của tổ chức, cơ sở giáo dục, quản lý sự thay đổi, giúp người học biết “nhìn xa, trông rộng” để đón bắt xu thế phát triển kinh tế- xã hội và nhu cầu, điều kiện thực tiễn của tổ chức để có thể tham gia vào xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động giáo dục phù hợp. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn phát hiện ra tài năng và phát huy tối đa tố chất mà bạn có.

– Bạn muốn trở thành nhà nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục

Nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục giúp bạn phát triển tư duy logic khoa học, nhìn nhận các vấn đề quản lý từ nhiều góc độ khác nhau. Những học phần Thống kê trong khoa học xã hội, phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục sẽ giúp bạn triển khai các kĩ thuật nghiên cứu dựa trên các tiếp cận khác nhau của khoa học quản lý nhân sự, quản lý hoạt động dạy học và giáo dục, quản lý tài chính, quản lý chất lượng,… Bạn sẽ được các giảng viên am hiểu khoa học, nhiệt tâm hướng dẫn để bạn phát huy tối đa khả năng của mình để thành công. Các giảng viên sẽ hướng dẫn bạn tiếp cận với các phần mềm xử lý dữ liệu nghiên cứu như SPSS, SmartPLS, Nvivo,…theo chuẩn quốc tế.

-Bạn muốn phát triển hơn nữa các kĩ năng mềm

Học viện Quản lý giáo dục có các câu lạc bộ như Sinh viên tình nguyện, Câu lạc bộ hiến máu, Câu lạc bộ nghệ thuật, Câu lạc bộ võ thuật, Câu lạc bộ truyền thông,… và nhiều câu lạc bộ khác giúp bạn học hỏi và phát huy tài năng của mình. Những kỹ năng mềm sẽ giúp bạn

Để đồng hành cùng các bạn suốt quá trình, đội ngũ giảng viên của chúng tôi không ngững vươn lên, sự hài lòng của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Hãy đến, trải nghiệm và cùng chúng tôi không ngừng hoàn thiện.

Một số chân dung của cựu sinh viên ngành Quản lý giáo dục:

Cựu sinh viên khóa 1 -Trần Văn Ba, Chánh văn phòng Sở Nội vụ Lạng Sơn

(Nguồn: https://www.facebook.com/tran.vanba.33?mibextid=ZbWKwL)

Nguyễn Phùng Châu, Giám đốc hệ thống mầm non MerryStar Kindergarten – Cựu sinh viên khóa 2

Phạm Trà My, Trưởng phòng Vận Hành 02, Công ty Cổ phần tư vấn dịch vụ đào tạo AUM Việt Nam – Cựu sinh viên khóa 7

Nguyễn Thế Cương, BTV đài truyền hình ANTV – Cựu sinh viên khóa 1

Phạm Tuyết Nhung, Nhân viên khối vận hành (Tổ chức sự kiện), Tập đoàn giáo dục Edufit Hệ thống trường mầm non SAKURA MONTESSORI – Cựu sinh viên khóa 10

Ảnh: Cựu sinh viên K12 Nguyễn Thị Thuận và đồng nghiệp tại Đại học Nguyễn Trãi

Để biết thêm thông tin chi tiết, các bạn có thể tham khảo thêm về ngành quản lý giáo dục tại naem.edu.vn nhé!

– Khoa Quản lý –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *